Nguồn gốc và ý nghĩa của tế bào gốc trong cuộc sống

Tế bào gốc được xem là một trong những thành tựu khoa học tạo nên bước đột phá trong nhiều lĩnh vực. Chúng đang giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt là về làm đẹp. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của tế bào gốc là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua những chia sẻ sau đây của MỸ PHẨM RON.

Mục lục chính

Nguồn gốc tế bào gốc

Để hiểu được ý nghĩa của tế bào gốc, trước hết bạn cần phải hiểu rõ về nguồn gốc và cách phân chia những loại tế bào gốc này như thế nào. Tế bào gốc “mẹ” có nhiệm vụ sản sinh ra tất cả những tế bào khác trong cơ thể. Trong điều kiện thích hợp có thể phân chia, từ một tế bào gốc tạo ra nhiều tế bào hơn gọi là các tế bào “con cháu”. 

Nguồn gốc của tế bào gốc
Hình ảnh: Nguồn gốc của tế bào gốc

Những tế bào “con cháu” có thể trở thành những tế bào gốc mới có thể tự tái tạo, hay tế bào chuyên biệt – biệt hóa với chức năng đặc hiệu. 

Những loại tế bào gốc hiện nay

Ý nghĩa của tế bào gốc được quyết định dựa trên cấu tạo và chức năng riêng của chúng. Vì vậy dựa theo nguồn gốc mà tế bào gốc được phần chia thành các loại sau:

Tế bào gốc trưởng thành

Trong cơ thể con người có những tế bào gốc theo chúng ta suốt đời, khi cơ thể cần, chúng có thể hoạt động bất cứ lúc nào. Ví dụ khi cơ thể bị thương, các tế bào cũ bị hỏng, các tế bào gốc sẽ tiến hành thay thế và sửa chữa những tế bào đó. Những tế bào này ở trạng thái không đặc hiệu nhưng chuyên biệt hơn tế bào gốc phôi. 

Tế bào gốc trưởng thành tồn tại khắp cơ thể từ khi phát triển
Hình ảnh: Tế bào gốc trưởng thành tồn tại khắp cơ thể từ khi phát triển

Ngoài ra, các nhà khoa học tìm thấy tế bào gốc trưởng thành trong các mô cơ thể như: não, tủy xương, máu và mạch máu, cơ xương, da, gan. Tuy nhiên, những tế bào này có thể không phân chia và không đặc hiệu trong nhiều năm cho đến khi cơ thể có nhu cầu.

Tế bào gốc trưởng thành có thể tạo ra nhiều loại tế bào khác nhau từ cơ quan ban đầu, thậm chí tái tạo hoàn toàn cơ quan ban đầu. Trước đây nhiều nhà khoa học cho rằng tế bào gốc trưởng thành chỉ có thể phân biệt biệt dựa trên mô gốc của chúng. Nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng chúng cũng có thể biệt hóa để trở thành các loại tế bào khác.

Tế bào gốc phôi

Tế bào gốc phôi có khả năng biệt hóa
Hình ảnh: Tế bào gốc phôi có khả năng biệt hóa

Đây là tế bào được hình thành ở giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Sau khi tinh trùng thụ tinh với trứng, một phôi thai được hình thành. Chúng được gọi là Blastocyst, trong Blastocyst có chứa tế bào gốc và sau đó sẽ cấy vào tử cung. Các tế bào phôi này có khả năng tạo thành bất kỳ tế bào nào trong cơ thể. Các nhà khoa học gọi đó là những tế bào Totipotent. Totipotent là thuật ngữ đề cập đến thực tế là tế bào gốc có tiềm năng để phát triển thành bất kỳ tế bào nào trong cơ thể.

Các tế bào này cần sự kích thích để có thể trở thành tế bào máu, tế bào da, hay bất kỳ loại tế bào khác mà cơ thể cần. Những tế bào gốc phôi có khả năng biệt hóa, có thể trở thành nhiều loại tế bào hơn tế bào gốc trưởng thành.

Tế bào gốc trung mô (MSC)

Tế bào gốc trung mô (MSC) có nguồn gốc từ các mô liên kết hoặc stroma bao quanh các cơ quan của cơ thể và các mô khác. MSC có thể tạo ra các mô mới, chẳng hạn như xương, sụn và tế bào mỡ.

Tế bào gốc trung mô
Hình ảnh: Tế bào gốc trung mô

Các tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS)

Loại tế bào gốc này được các nhà khoa học tạo ra trong phòng thí nghiệm. Chúng có nguồn gốc từ các tế bào da và các tế bào mô đặc hiệu khác, cách thức hoạt động tương tự như tế bào gốc phôi. Do vậy, chúng có thể dùng để phát triển một loạt các liệu pháp. 

Các tế bào gốc đa năng cảm ứng được trích xuất mẫu từ mô trưởng thành hoặc từ phôi. Dòng tế bào gốc iPS này dùng để chỉ các tế bào gốc đang phân chia và sinh sản trong môi trường nuôi cấy được kiểm soát. 

Ý nghĩa của tế bào gốc

Các nhà nghiên cứu hiện nay đang tìm cách để phát triển nhiều dòng tế bào gốc cho các mục đích khác nhau. Việc phát triển số lượng lớn tế bào gốc phôi thường dễ dàng hơn so với tế bào gốc trưởng thành. Do vậy, những tế bào gốc này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 

Tiềm năng của các tế bào gốc có thể cứu sống hoặc hồi phục vết thương, tổn thương mô ở người sau khi bị bệnh hoặc bị thương.

Ý nghĩa của tế bào gốc
Hình ảnh: Ý nghĩa của tế bào gốc

Y học

Hiện nay, trong y học dùng tế bào gốc để chữa trị nhiều bệnh khác nhau. Bao gồm:

  • Điều trị tim mạch: Các tế bào gốc phát triển mạch máu có tác dụng điều trị cho những người mắc bệnh tim mạch và gặp các vấn đề về mạch máu.
  • Điều trị các bệnh về não: Những nhà khoa học đang nghiên cứu để có thể sử dụng các tế bào này thay thế để điều trị các bệnh về não, ví dụ như Parkinson và Alzheimer.
  • Điều trị bệnh thiếu tế bào và các bệnh về máu.
  • Hiến tặng hoặc thu hoạch các tế bào gốc: Việc này được dùng để nghiên cứu điều trị các loại bệnh ung thư. Nguồn hiến tặng có thể từ tủy xương hoặc tế bào gốc ngoại vi.

Thẩm mỹ

Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến vai trò và ý nghĩa của tế bào gốc trong việc làm đẹp. Đây là phương pháp dưỡng da rất được ưa chuộng bởi độ an toàn cao, tính hiệu quả lâu dài và đặc biệt không gây kích ứng da hiện nay. Hơn nữa việc sử dụng tế bào gốc của thực vật, động vật để sản xuất các loại mỹ phẩm chăm sóc da mang lại khả năng tương thích cao không kém tế bào gốc nội sinh từ người.

Tham khảo thêm các sản phẩm đều có nguồn gốc từ tế bào gốc của RON INTERNATIONAL

sản phẩm tế bào gốc
Dr.Face – Ampoule AC Clear (tế bào gốc trị mụn Dr.Face)

Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên sẽ giúp quý độc giả có thêm nhiều hiểu biết về công dụng và ý nghĩa của tế bào gốc. Nếu bạn còn điều gì băn khoăn về các tế bào gốc, hãy liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu chi tiết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *